Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Trộm nhí chuyên tháo hàng rào đem bán phế liệu

Ngày 31/10, đại tá Trần Sỹ Phàng, trưởng công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết đang mở rộng điều tra vụ trộm cắp phụ kiện kết nối giữ hàng rào bảo vệ lan can trên quốc lộ 1A.

Trước đó cảnh sát lập hồ sơ xử lý 3 nghi phạm gồm Ngô Văn Huy (16 tuổi), Bùi Văn Lâm (14 tuổi) và Hoàng Văn Hùng (14 tuổi) đều ở xã Nghi Yên.

Khoảng 14h ngày 29/10, tổ công tác số 3 công an huyện Nghi Lộc nhận được tin báo có 2 tên trộm đang tìm cách tháo phụ kiện kết nối hàng rào bảo vệ lan trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Nghi Yên để bán phế liệu.

Kiểm tra tại hiện trường, cảnh sát bắt quả tang Huy và Lâm khi đang thực hiện hành vi trộm cắp. Khai thác nhanh tại chỗ, tổ công tác bắt giữ thêm Hoàng Văn Hùng - là người cùng tham gia vụ trộm.

Tang vật cảnh sát thu được của nhóm trộm nhí.
Tại cơ quan công an, 3 tên trộm này khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và cho biết đã thực hiện trót lọt nhiều lần trộm cắp bán cho người thu mua phế liệu. Số phụ kiện tháo được, chúng đem bán cho Hồ Ngọc Công (33 tuổi, ở xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu) để lấy tiền tiêu xài.

Kiểm tra ki-ốt phế liệu của Công, cơ quan chức năng thu được 44 bộ phụ kiện. Sau khi lấy lời, các nghi can đã được gia đình bảo lãnh về.

Đơn vị quản lý hàng rào bảo vệ lan can cho biết từ đầu năm đến nay, đoạn km 297+150 đến km 298+720 bị kẻ gian tháo trộm 102 bộ phụ kiện liên kết nối giữ hàng rào. Có khả năng đều do nhóm trộm nhí này gây ra.

Nhọc nhằn nghề bới rác đêm


Dạo quanh các con đường của thành phố Huế vào nửa khuya về sáng, điểm nhìn của chúng tôi bị níu lại bởi những người phụ nữ đi trên những chiếc xe đạp cà tàng chở theo đằng sau lỉnh kỉnh những thứ người ta mang vứt bỏ. Đêm nào cũng thế, họ hết đi ngõ ngách này đến ngõ ngách khác theo chiếc xe thu gom rác của công ty môi trường đô thị. Khi chiếc xe thu gom rác vừa dừng, lập tức một tốp phụ nữ lao đến bới, xới tìm những vật phế liệu còn dùng được ở các thùng rác đã được chuyển lên xe bằng tay không và một chiếc móc nhỏ. Một người phụ nữ dáng người nhỏ thó, một bàn tay chỉ còn 3 ngón thấy tôi chụp ảnh cười nói: "Nghề ni cực lắm! Bới xe rác cả đêm tìm thứ họ bỏ đi mà chụp ảnh làm gì!”. Chị là Hoàng Thị Sen với thâm niên làm nghề bới rác này cũng hơn 20 năm. Con mắt trũng sâu vì mệt mỏi, chị Sen bảo rằng cái nghề "bới móc” này cực lắm. Vì thứ "cơm từ rác” của thiên hạ ấy mà các chị đã lao vào vòng xoáy mưu sinh từ ngày này qua ngày khác không ngơi nghỉ. Và cũng vì thứ "cơm rác” lúc nửa đêm này mà nhiều nỗi cơ cực và cả những câu chuyện đời, chuyện nghề của các chị cứ thế được bộc bạch ra.

Nhìn các chị nhanh tay thu nhặt tất cả những gì có thể bán lại được cho người  thu mua phế liệu trước khi xe rác chuyển bánh, tôi ái ngại hỏi vì sao các chị không đi nhặt, mua đồng nát vào ban ngày để đêm về nghỉ ngơi? Các chị chỉ cười, điệu cười của người nghèo khổ và chấp nhận. Bởi đa phần những người phụ nữ nhặt đồng nát về đêm ấy đều có những hoàn cảnh éo le. Người thì chồng mất, người thì quá nghèo khổ, người thì bệnh tật nên thất nghiệp triền miên. Họ đến từ khắp các vùng ven của thành phố Huế như Phú Vang, Hương Thủy, Thuận An. Ngày nào cũng vậy, các chị phải đạp chiếc xe đạp cà tàng lên thành phố Huế từ 5 giờ chiều để bắt đầu công việc, đến khi chiếc xe chất đầy những thứ nhặt nhạnh thu vén được thì đồng hồ cũng đã điểm 1-2 giờ sáng. Thấy tôi nhìn ổ bánh mì đang ăn dở treo trên ghi đông xe đạp, chị Sen cười nói: "Khi nãy đang ăn thấy xe chở rác tới phải lao vào làm, đợi khi làm xong tui mới ăn tiếp, chứ ngồi ăn thì xe đi mất lấy đâu mà làm nữa!”. Không chỉ với chị Sen mà với nhiều người phụ nữ làm công việc này mỗi đêm với họ chỉ dám lót dạ bằng ổ bánh mì không, nếu sang hơn thì có chút thịt, chút rau trong đó và giá cả không quá 3 ngàn đồng. Mỗi đêm nhặt nhạnh cũng chỉ được chừng 30-40 ngàn đồng, họ không dám tiêu pha phung phí vì sau lưng các chị là gia đình, là những đứa con mơ được đến trường, là người chồng bệnh tật với những đơn thuốc lên đến tiền triệu mỗi tháng, là người mẹ già mong tấm áo ấm mùa đông.

Cũng là nghề đồng nát nhưng những người phụ nữ đồng nát về đêm cực khổ gấp vạn lần công việc đồng nát ban ngày, chỉ bởi vì họ không có vốn để mua phế liệu nên tối đến họ phải bới tìm từ các thùng rác, xe rác, nhặt nhạnh những thứ gì khả dĩ còn sót lại lấy công làm lời. Chính vì thế, đời họ gắn với những chiếc thùng rác, xe rác. Một chị cười gượng gạo nói: "Đời rác mà! Đâu có rác là có chúng tôi thôi! Làm nghề ni "đêm cấy, sáng gặt” sau khi thu gom xong tụi tui chở về nhà phân loại làm xong cũng tới 3-4 giờ sáng mới ngủ, sáng ra thì bán đi lấy tiền trang trải cuộc sống. Làm thì cực nhọc rứa đó mà thu nhập cũng chẳng cũng được bao nhiêu!”.

Bữa lót dạ giữa đêm để tiếp tục mưu sinh

Hiểm nguy luôn rình rập

Làm việc trong điều kiện không có những vật dụng bảo hộ, lại ở ngoài trời vào ban đêm vậy nên những người phụ nữ ấy phải chịu nhiều nguy cơ do tai nạn nghề nghiệp mang lại như các bệnh về da do tiếp xúc với các chất độc hại. Nhìn bàn tay chỉ còn lại 3 ngón của mình, chị Sen ứa nước mắt kể: "Cách đây cũng hơn tháng tui bới rác chẳng may bị tôn cắt vào tay, nhưng lúc ấy ham việc lại nghĩ không có chuyện gì nên chỉ băng bó sơ sài lại rồi làm tiếp, ai ngờ mấy ngày sau đang làm phát sốt đến ngất xỉu, may được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, tỉnh dậy thấy bàn tay mình bị cắt mất 2 ngón do vết thương bị nhiễm trùng rồi hoại tử không chữa được buộc phải cắt bỏ!”. Đó chỉ là một trong những tai nạn đơn giản mà các chị gặp phải.

Nhưng những tai nạn nghề nghiệp ấy chỉ là một phần, còn những hiểm nguy của bóng tối mới đáng sợ. Đời đồng nát về đêm phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tai nạn giao thông, thậm chí một số người còn bị "yêu râu xanh” hãm hại khi đi làm về quá khuya. Chị Sen kể: "Nhiều đêm tui đi làm về còn bị bọn say rượu sàm sỡ, châm chọc, lạng lách rồi tông vào làm tui té lăn trầy xước chân tay, bọn chúng phóng ga bỏ chạy chẳng ai đỡ dậy phải tự lết về nhà. Như tui còn đỡ, có chị còn bị mấy thằng hư hỏng nó chặn đường rồi giở trò xằng bậy nữa! Tủi cực lắm mà lúc ấy chỉ có một mình thì biết kêu ai!”. Có khi, các chị còn bị lầm tưởng là gái bán dâm đi đêm tìm mối. Chị Nguyễn Thị Vân kể rằng, cách đây mấy tháng, lúc ấy chị vừa đạp xe từ Hương Thủy lên ngang qua đoạn đường Nguyễn Huệ rồi dừng lại, bỗng đâu có hai gã đàn ông uống rượu say tưởng chị là gái bán dâm nên đứng lại trả giá. Mặc dù chị đã thanh mình rằng chị không phải là "gái”, nhưng hai gã đàn ông kia vẫn cho là chị chê ít tiền nên cứ kéo tay chị lên xe cho bằng được. Chị Vân phải kêu to rồi vùng chạy mới thoát được.

Chị Hòa trong đêm mưu sinh

Thế nhưng, bên cạnh những hiểm nguy rình rập ấy, các chị vẫn có một niềm tin để hy vọng đó là gia đình nhỏ bé của mình, là những đứa con với tương lai rạng ngời. Chị Đỗ Thị Hòa, người cùng làng với chị Sen chia sẻ: "Nhờ nghề này mà tui nuôi được 2 đứa con học đại học. Từ khi các con lên thành phố Huế học đại học, tối đến tui cũng lên đây kiếm sống để kiếm tiền lo cho sắp nhỏ. Đến nay tui vẫn nói với con tôi rằng, nhờ đời đồng nát mà nuôi các con ăn học nên người cả đấy! Nghĩ cũng tủi thân lắm khi tối tối thấy nhà người ta sum họp, còn mình phải đi bới rác kiếm ăn mà tủi thân ứa nước mắt, nhưng nghĩ lại thôi kệ, hy sinh đời mình để đời con có tương lai. Nghĩ thế cũng thấy đỡ tủi!”. Không chỉ chị Hòa, chị Sen mà với nhiều chị em khác, chính những đồng tiền chắt chiu từ đống phế liệu kia đã nuôi biết bao người con khôn lớn, đứa vào đại học, đứa thành tài, đứa lập nghiệp, đứa dựng vợ gả chồng. Nhờ đó mà họ càng nâng niu, trân trọng giá trị của cuộc sống hơn. Theo mỗi vòng bánh xe, trong cuộc mưu sinh khắc nghiệt ngày hôm nay, bỏ đằng sau những vất vả, mỗi người phụ nữ đồng nát về đêm vẫn tìm thấy niềm vui. "Hạnh phúc là được nhìn thấy con cái trưởng thành, dù có phải làm bất cứ công việc gì, miễn là chính đáng bằng mô hôi, công sức, khó khăn gian khổ đến mấy rồi cũng sẽ vượt qua!” các chị đều tâm niệm như thế.

Chia tay với chị Sen, chị Hòa, chị Hạnh và nhiều chị em khác khi đã 2 giờ sáng, các chị chỉ kịp nói lời chào và không quên để lại nụ cười đằng sau đống phế liệu nặng oằn mưu sinh. Màn đêm ngày càng tĩnh mịch, cuộc đời của người phụ nữ đồng nát về đêm tuy cực nhọc nhưng vẫn nhen nhóm những tương lai. Đêm bớt se lạnh hơn khi cuộc mưu sinh một ngày kết thúc bằng những giọt mồ hôi nhễ nhại chảy trên khuôn mặt đen nám vì bụi bẩn của những người phụ nữ đồng nát về đêm, tôi vẫn thấy các chị cười, nụ cười rực sáng dưới ánh đèn khuya…

Thu mua phế liệu giá cao

Doanh Nghiệp Tư Nhân Thế Kiệt chuyên Thu mua phế liệu giá cao,Thu mua đồng phế liệu, Thu mua nhôm phế liệu, Thu mua inox phế liệu, Thu sắt mua phế liệu...Nếu các bạn đang có nhu cầu thanh lý phế liệu mà chưa chọn được đơn vị nào UY TÍN đáng tin cậy.Hay các bạn đang phân vân tìm đơn vị thu mua phế liệu  có giá cao tận gốc không thông qua cò lái.Hãy đến với chúng tôi chúng tôi sẻ giúp bạn thanh lý với giá tốt nhất.Vì công ty chúng tôi thu mua phế liệu về để tái chế tái sử dụng. Nhà máy đặt trực tiếp tại quận 7.Nên các bạn hãy yên tâm về giá thành.Chúng tôi cam kết về giá cho các bạn.Hãy gọi cho chúng tôi để thanh lý nhanh và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các bạn.



Thu mua đồng phế liệu


Thu mua inox phế liệu


Thu sắt mua phế liệu


Thu mua nhôm phế liệu

GIÁM ĐỊNH – GIÁ CẢ – THANH TOÁN Chúng tôi đã trải nghiệm thực tế qua nhiều loại hàng hóa. Việc giám định luôn được chuẩn xác cho từng lô hàng, loại hàng. Sau khi trao đổi thông tin về hàng hóa, chúng tôi sẽ cho nhân viên đến khảo sát lượng hàng và đưa ra giá thu mua tốt nhất, sát giá thị trường hàng ngày. Chúng tôi sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Quý khách trước khi tự tháo dỡ hoặc vận chuyển ra khỏi nơi thu mua. Thu mua phế liệu tất các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, lễ

Cháy dữ dội kho phế liệu dân khuân đồ bỏ chạy

Theo thông tin từ người dân khu vực, vào khoảng 0g30, họ đang ngủ thì nghe một số tiếng nổ lớn, chạy ra khỏi nhà xem thì thấy khói và lửa bốc lên nghi ngút từ vựa phế liệu rộng khoảng 1.000m 2 ở hẻm 68 đường Ngô Chí Quốc (P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM).

Công tác chữa cháy tại chỗ được triển khai nhưng bất thành do ngọn lửa đã cháy quá lớn. Nhiều hộ dân xung quanh nhanh chóng được yêu cầu di dời đồ đạc, tài sản ra khỏi nhà để tránh thiệt hại.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy quận 9, quận Bình Thạnh, Khu chế xuất Linh Trung và Chữa cháy tỉnh Bình Dương đã huy động hàng chục xe nước với 100 chiến sĩ đến ứng cứu, các biện pháp nghiệp vụ nhanh chóng được triển khai.

Các chiến sĩ chia ra nhiều hướng để phun nước, đám cháy nhanh chóng được cô lập, không xảy ra cháy lan khu nhà dân xung quanh.

Tuy nhiên, đến 3g sáng vựa phế liệu này vẫn cháy âm ỉ, mái tôn đổ sập, nhiều hàng hóa bị thiêu rụi.

Khói lửa bốc lên nghi ngút từ nơi xảy ra cháy - Ảnh: Hải Hiếu
Lực lượng chữa cháy đang nỗ lực dập lửa - Ảnh: Hải Hiếu
Mái nhà đổ sập - Ảnh: Hải Hiếu
Nhiều đồ đạc trong vựa thu mua phế liệu bị thiêu rụi hoàn toàn - Ảnh: Hải Hiếu
Trong vựa phế liệu có chứa nhiều thùng phuy - Ảnh: Hải Hiếu

Vinalines rao bán sắt vụn phế liệu.

Đống sắt vụn đó có tên rất sang trọng là “Ụ nổi” - từng một thời hoàng kim vì Vinalines móc vào thân nó cái mác 9 triệu USD.

Gần 200 tỉ đồng để bây giờ không biết bán lại được mấy cắc. Biết bắt đền ai bây giờ?Cơ hội đã đến cho các cơ sở thu mua phế liệu

Sau cái ụ nổi này, Vinalines sẽ còn rao bán những đống sắt vụn khác. Gia sản sắt vụn còn nhiều, bán biết bao giờ mới hết. Càng ngẫm càng thấy, nước mình nghèo mà chơi sang, bỏ tiền tỉ ra mua các loại ụ nổi, ụ chìm vớ vẩn về phơi nắng mưa, đến khi mục nát thì đem đi bán lại theo giá phế liệu.

Chuyện sờ sờ trước gần 90 triệu dân như vậy, như chọc kim, như đâm gai vào mắt.

Rồi sau Vinalines, sẽ đến lượt ai đi rao bán sắt vụn, chắc là Vinashin. Đội tàu tiền tấn của Vinashin đang vật vờ đâu đó như những bóng ma trên các vùng biển. Người dân, dù cố tình lãng quên những con tàu hiện thân của tham nhũng này, cũng không được. Khai sinh ra đoàn tàu này, thì phải khai tử nó. Nhưng bán cho ai đây! Thế giới này không có ai dại dột bỏ tiền đi mua những con tàu như những đống rác kim loại. Mà bán rác thải cũng không dễ.

Những ụ nổi, những con tàu như những cục xương mắc ngang họng, nuốt xuống không được, khạc ra không xong. Các lời tuyên bố hoành tráng về phục hồi Vinashin còn đâu đó trong tai dân, nhưng hiện thực không như lời nói. Thời buổi này, giá của lời nói quá rẻ.

Rồi các đống rác đó cũng phải được tống đi, đó là những thây ma phải chôn cất, để khỏi ô nhiễm môi trường. Nhưng cái mất, không chỉ là một khoản tiền khổng lồ mai táng theo chúng, mà hậu quả lớn hơn là ngành hàng hải Việt Nam, vốn chưa mạnh, lại càng suy yếu hơn. Một quốc gia có bờ biển dài, có vùng biển rộng, nhưng không có một đội tàu đủ nhanh, đủ mạnh để khai thác hết tiềm lực của biển, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Con đường hàng hải vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương vẫn chưa “xây” xong, nói gì xây được con đường để vươn ra biển lớn.

Hãy rao và bán đi, dù chỉ đôi đồng bạc lẻ, và dù muốn hay không cũng phải đoạn tuyệt với quá khứ, để làm lại từ đầu. Nhưng đừng quên, thây ma sắt vụn có thể bị chôn sâu, nhưng bóng ma tham nhũng vẫn còn quẩn quanh.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Ngăn chặn nhập khẩu rác thải Phế liệu

Sờ đâu cũng vi phạm.Vừa qua, sự việc 7.000 lít dầu biến thế nhiễm hóa chất PCB đặt tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) suốt 7 năm qua, đe dọa đến sự an toàn của vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, được dư luận đặc biệt quan tâm.

Một vụ mua bán chất thải nguy hại bị phát hiện tại TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, tháng 11/2007, Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long) nhập về một lô hàng thiết bị điện gồm các máy biến thế đã qua sử dụng tại Hàn Quốc theo tờ khai số 203 ngày 14/11/2007, để phục vụ lắp đặt thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định, do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư.

Khi lô hàng về đến cảng Cái Lân, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện một trong ba máy biến thế của lô hàng có chứa PCB trong dầu biến thế. Do PCB là chất thải nguy hiểm, chất hữu cơ khó phân hủy, theo quy định chỉ được nhập khẩu với mục đích quản lý chất thải an toàn, nên lô hàng trên phải được tái xuất về nước xuất khẩu. UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin vì vi phạm luật bảo vệ môi trường và buộc phải tái xuất về nước xuất khẩu lô hàng nhiễm PCB trên. Tuy nhiên, phía công ty này cho biết không thể tái xuất về Hàn Quốc do đối tác xuất khẩu không nhận lại.

Vậy mà gần 7 năm qua, máy biến thế chứa hàng nghìn lít dầu nhiễm PCB độc hại vẫn nằm ngay ở sân cảng Cái Lân, cách vịnh Hạ Long không xa và có hiện tượng rò rỉ tại khu vực lưu trữ. Nếu hóa chất PCB này tràn xuống biển thì vịnh Hạ Long sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục nguyên trạng.

Sau khi vụ việc được báo giới phản ánh và sau nhiều tranh cãi, phân định trách nhiệm quản lý và xử lý giữa các đơn vị quản lý liên quan, ngày 11/10 vừa qua, 7.000 lít dầu chứa hóa chất độc hại PCB này mới được vận chuyển từ cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đến nhà máy của Công ty Xi măng Holcim tại Kiên Giang để xử lý. Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuối tháng 10, số dầu này sẽ được tiêu hủy theo đúng quy định.

Thực tế 7.000 lít dầu chứa PCB không phải là duy nhất về hoạt động nhập khẩu rác thải nguy hại vào Việt Nam nhiều năm qua. Bên cạnh những lô hàng chứa hóa chất độc hại lọt sang Việt Nam theo đường nhập khẩu máy móc như trên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định cho phép nhập khẩu một số loại phế liệu đã làm sạch làm nguyên liệu sản xuất để nhập khẩu bất hợp pháp chất thải vào Việt Nam dưới hình thức khai báo là phế liệu nhập khẩu.

Một trong những vụ “nhập khẩu rác" lớn nhất mà cơ quan chức năng phát hiện vào tháng 7 vừa qua tại Hải Phòng. Theo đó, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an thành phố Hải Phòng đã kiểm tra và phát hiện tại kho bãi và nhà xưởng của Công ty TNHH Mai Hương có khoảng 340 tấn linh kiện, thiết bị điện tử đã qua sử dụng. Qua kết quả giám định hàng hóa đã phát hiện trong số đó có 3 container là chất thải nguy hại và có 3 container thuộc tờ khai của Công ty Cổ phần Phát triển xăng dầu Thái Dương, cũng đóng trên địa bàn Hải Phòng. Tiếp tục điều tra, cơ quan quản lý phát hiện lô hàng 20 container mà công ty này khai báo với hải quan là sắt thép phế liệu được nhập khẩu, nhưng trên thực tế chỉ có 2 container là hàng đúng khai báo, còn lại 18 container là các linh kiện điện tử, vi mạch điện tử... đã qua sử dụng.

Nguy cơ “bãi rác” của thế giới

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng số các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu trên cả nước là 256 doanh nghiệp. Trong đó, lượng doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất là 153 doanh nghiệp (chiếm 59,76% tổng số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu), số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác là 103 doanh nghiệp (chiếm khoảng 40,24%).Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam nhập 3 triệu tấn phế liệu. Thông qua việc nhập khẩu phế liệu này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, linh kiện điện tử có chứa chất thải nguy hại… đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết những mặt hàng phế liệu được nhập khẩu “chui” đều là những mặt hàng bị cấm như ắc quy, dầu nhớt thải, các linh kiện điện tử có chứa các chất như chì… Thậm chí, trong nhiều vụ, cơ quan kiểm tra còn phát hiện các loại động vật hoang dã như ngà voi, rùa…

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc nhập khẩu các loại phế liệu này thường đem lại lợi nhuận cao, nên các doanh nghiệp tìm mọi cách để lách luật, dùng những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt các lực lượng chức năng, thậm chí cố tình vi phạm luật.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc nhập khẩu những loại phế liệu không đúng quy định tiềm ẩn những nguy cơ về dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí đối với những chất thải nguy hại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lớn về sức khỏe con người. Chẳng hạn trong vụ 7.000 lít dầu biến thế ở cảng Cái Lân, PCB là hóa chất có độc tính rất cao (độc chỉ kém 10 lần loại điôxin độc nhất), khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, có khả năng di chuyển và phát tán xa đồng thời hấp thụ dễ dàng trong các cơ thể sống. PCB có thể gây ngộ độc cấp tính như nổi mụn, cháy da, bỏng mắt.

Về lâu dài, PCB dù ở nồng độ nhỏ cũng phá hủy gan, rối loạn sinh sản, biến đổi gene, gây ung thư, quái thai, dị dạng, tác động đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời, việc tiêu hủy các loại phế liệu nhập khẩu này khi không tái xuất được về nước nhập khẩu cũng rất tốn kém ngân sách. Một chuyên gia nhấn mạnh, nếu không quản lý chặt, Việt Nam sẽ trở thành bãi rác thu mua phế liệu của thế giới trong tương lai.

Ông Nguyễn Thành Yên, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng cục môi trường) cho biết, việc nhập khẩu các chất thải không những vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà còn vi phạm các điều khoản của Công ước Basel năm 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các chất độc hại mà Việt Nam là một thành viên tham gia. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhập khẩu chất thải trái phép vào Việt Nam bởi vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc thực hiện.

“Chúng ta còn thiếu hệ thống thể chế và pháp luật hoàn chỉnh để kiểm soát chất độc hại và chất thải nguy hại. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chưa tốt. Thiếu nguồn nhân lực và năng lực để kiểm soát tại các khu vực biên giới, cảng vụ và các cửa khẩu. Cùng với đó, rất khó khăn trong việc xử lý các chuyến hàng bất hợp pháp bị phát hiện, đặc biệt là việc tái xuất các chất thải nhập khẩu bất hợp pháp do các quốc gia xuất khẩu không có sự phản hồi thông tin và chúng ta còn thiếu khả năng để xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại một cách an toàn”, ông Yên cho biết.

Ông Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm không khí và nhập khẩu phế liệu, Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường): 

Tình trạng nhập khẩu phế liệu tăng nhanh 

Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phế liệu, khối lượng phế liệu nhập khẩu mấy năm gần đây tăng khá nhanh. Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu năm 2013, khoảng 10,84 triệu tấn (tăng khoảng 3 lần so với năm 2012), trong đó tập trung vào những nhóm phế liệu như: Sắt thép, giấy phế liệu, nhựa, nhôm và phế liệu khác. Địa phương nhập khẩu phế liệu số lượng lớn là Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ. Các nguồn phế liệu này đều được nhập từ nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… 

TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Vacne): 

Trao quyền cho cộng đồng 

Thực tế, hàng năm vẫn có tình trạng những loại chất thải được nhập khẩu vào nước ta, gây ô nhiễm đến môi trường. Trong khi đó chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để xử lý vấn đề này. Để xử lý vấn đề này, hệ thống công cụ quản lý, tức là những quy định, luật định cần hoàn thiện hơn nữa, có những quy định cụ thể rõ ràng, tăng cường kiểm tra, giám sát hơn nữa. Quá trình này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của doanh nghiệp, cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương và cả cộng đồng. Theo tôi, vai trò của cộng đồng rất to lớn, trong bất cứ việc quản lý nào, nếu được tạo điều kiện và cơ chế thực hiện thì sự giám sát của cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Phá vụ cắt cáp viễn thông tại Lâm Đồng

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra nhiều vụ kẻ xấu cắt trộm cáp viễn thông để bán phế liệu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường truyền và hệ thống cáp quang, trong đó huyện Lâm Hà là một điểm nóng của những vụ trộm loại tài sản này.

Sau một thời gian theo dõi, mật phục, tối ngày 3/10 vừa qua, công an huyện Lâm Hà đã bắt quả tang Lê Quang Tuấn (34 tuổi) trú tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, đang đốt vỏ nhựa của dây cáp viễn thông để lấy lõi đồng bán phế liệu tại một chòi canh rẫy.

Với những bằng chứng không thể chối cãi, tại cơ quan công an Tuấn đã thừa nhận, vào đêm ngày 29/9 và 2/10 vừa qua, y đã dùng kìm, dao, thực hiện 2 vụ cắt trộm dây cáp viễn thông tại tổ dân phố Ba Đình 1, thị trấn Nam Ban (Lâm Hà), có chiều dài 70m, loại cáp 200 đôi, đang hoạt động bình thường, trị giá gần 40 triệu đồng, đưa đi cất giấu rồi tiền hành đốt vỏ nhựa lấy lõi bán cho vựa thu mua phế liệu.

Công an huyện Lâm Hà đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tam giam đối với Lê Quang Tuấn để điều tra về hành vi trên

Cưa bom nghề đánh thức tử thần

Thống kê của dự án rà phá bom mìn Renew, từ năm 2000 - 2010, tỉnh Quảng Trị có 409 người bị tai nạn bom mìn, trong đó có 135 người chết. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn bom mìn là do rà tìm phế liệu chiến tranh


Những điểm tập kết, thu mua phế liệu thường nằm ở khu vực đông dân cư, và gần như không thể thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.


Những vỏ đầu đạn (từ 25 - 50kg) đã được lấy hết thuốc được tập kết để bán cho các đại lý lớn hơn.


Bên trong khuôn viên của địa điểm thu mua phế liệu, người bán dùng dao gõ mạnh vào quả đạn loại bỏ phần gỉ sét để khỏi bị trừ vài lạng.


Hai người đàn ông ở huyện Gio Linh đang chuẩn bị máy rà tìm phế liệu cho một ngày làm việc.


Đằng sau mỗi nhát cuốc luôn ẩn chứa những hiểm nguy, nhưng những người làm công việc này đều bất chấp tất cả. Khi tìm được phế liệu, họ gõ mạnh để bong lớp đất và gỉ sét bao phủ bên ngoài.


Một địa điểm thu mua phế liệu của ông Nguyễn Văn Quang - thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), mỗi buổi chiều luôn tấp nập người đi tìm phế liệu trở về bán những thứ mà mình tìm được.


Ngày 16.10.2014, Trần Văn Hoàn (17 tuổi, trú xã Cam Nghĩa, Cam Lộ, Quảng Trị) đập một quả đạn để lấy phế liệu khiến quả đạn phát nổ, Hoàn bị thương nặng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Thiêu rụi gần 1.000 m2 kho phế liệu

Vào khoảng 0 giờ 30 phút ngày 24/10, một vụ cháy lớn xảy ra tại nhà kho của công ty vận tải Quốc Dũng ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, thiêu rụi nhiều tài sản, hàng chục hộ dân xung quanh phải sơ tán.


Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, tại nhà kho của Công ty thu mua phế liệu Quốc Dũng phát ra nhiều tiếng nổ lớn. Nhiều người vùng dậy chạy ra xem, phát hiện ngọn lửa bùng lên dữ dội. Bên trong nhà kho chứa hàng có rất nhiều bao bì, mút xốp, can nhựa và đặc biệt có hàng trăm thùng phuy chứa sơn nên ngọn lửa lan nhanh bao trùm cả nhà kho rộng khoảng 1.000 m2.

Đám cháy nhanh chóng lan rộng, bốc cao khiến mọi nỗ lực dập lửa tại chỗ bất thành, các hộ dân xung quanh hoảng sợ, vội vàng di dời đồ đạc có giá trị ra ngoài.


Nhận được tin báo, hơn 10 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy quận 9, Khu chế xuất Linh Trung và tỉnh Bình Dương đã có mặt để phối hợp dập lửa, tránh nguy cơ cháy lan sang khu dân cư.

Sau hơn 4 tiếng nỗ lực chữa cháy, đến gần 4 giờ cùng ngày ngọn lửa cơ bản được khống chế. May mắn không có ai bị thương trong vụ cháy.

Lực lượng chức năng đang tiến hành khám nghiệm, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

Trách nhiệm kiểm soát chất thải từ các cơ quan quản lý

Đó là những phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến tại Hội thảo "Tăng cường năng lực kiểm soát buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức tại Hà Nội ngày 6-10-2014.

Ông Bùi Cách Tuyến cho biết, hiện tượng vận chuyển bất hợp pháp chất thải và hóa chất xuyên biên giới diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Riêng với chất thải điện tử, ước tính hàng năm có khoảng 1 triệu tấn được xuất khẩu bất hợp pháp sang các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Do vậy nhu cầu cấp thiết hiện nay là việc tìm ra các biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất xuyên quốc gia  thu mua phế liệu .

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường quy định cấm NK chất thải. Tuy nhiên vẫn còn một số loạt phế liệu đã được làm sạch, được phép NK làm nguyên liệu sản xuất. Lợi dụng việc làm này, nhiều doanh nghiệp đã NK bất hợp pháp chất thải vào Việt Nam dưới hình thức khai báo là phế liệu.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm không khí và NK phế liệu- Cục Kiểm soát ô nhiễm, thương nhân trực tiếp NK phế liệu phải đáp ứng được các điều kiện như có kho bãi riêng, đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường; công nghệ, thiết bị tái chế; có phương án, giải pháp xử lý phế liệu NK đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quá trình sản xuất được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời, thương nhân NK ủy thác phải có hợp đồng ủy thác đáp ứng yêu cầu.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 256 doanh nghiệp NK có sử dụng phế liệu. Trong đó có 153 doanh nghiệp NK phế liệu trực tiếp phục vụ sản xuất; 103 doanh nghiệp NK ủy thác. Riêng năm 2013, tổng khối lượng phế liệu NK khoảng 10,84 triệu tấn (tăng gấp 3 lần so với năm 2012), trong đó tập trung vào các nhóm phế liệu: Sắt thép (2,548 triệu tấn); giấy phế liệu (4,282 triệu tấn), nhựa (1,604 triệu tấn); xỉ cát (56.422,2 tấn); đồng phế liệu (21.548 tấn); nhôm (886.186 tấn); phê liệu khác (1,466 triệu tấn).

Năm 2013, các địa phương NK phế liệu có số lượng lớn gồm: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ. Nguồn phế liệu chủ yếu được NK từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Canada, Hồng Kông, Thái Lan…

Ông Bùi Cách Tuyến cho biết thêm, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát và đưa ra những quyết định xử lý kịp thời, nhưng các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận vẫn cố tình NK bất hợp pháp những lô hàng máy móc không đạt yêu cầu, chất thải nguy hại vào Việt Nam, thậm chí còn trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện. Các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường đã bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ gồm: Phế liệu sắt, thép, nhựa, đồng, nhôm chưa được làm sạch; giấy, cao su, silicon, nilon, máy móc, thiết bị cũ lạc hậu hoặc có chứa chất thải nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí toàn bộ lô hàng là chất thải nguy hại… phần lớn NK qua tuyến cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố: TP. HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động NK bất hợp pháp chất thải và hóa chất vào Việt Nam, trước tiên các cơ quan liên quan cần nắm rõ và thực thi hiệu quả các Công ước quốc tế, cũng như các quy định quốc gia về môi trường, coi đây là các biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân. Làm được điều này phụ thuộc nhiều cơ quan thực thi ở cấp trung ương, địa phương, trong đó có lực lượng Hải quan, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Sơ Tài nguyên và Môi trường.

Siết chặt quản lý nhập khẩu chất thải

Đây là thực trạng được nêu lên tại Hội thảo tăng cường năng lực kiểm soát buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức ngày 6/10.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã cấm nhập khẩu chất thải nhưng một số loại phế liệu đã làm sạch vẫn được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Lợi dụng việc này, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bất hợp pháp chất thải vào Việt Nam dưới hình thức khai báo là thu mua phế liệu nhập khẩu.

Các loại hàng nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường được phát hiện chủ yếu là phế liệu sắt thép, nhựa, đồng, nhôm chưa được làm sạch; giấy, cao su, silicon, nylon, máy móc, thiết bị cũ lạc hậu hoặc có chứa chất thải nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép; hoặc thậm chí toàn bộ lô hàng là chất thải nguy hại…

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do việc nhập khẩu phế liệu từ các nước tiên tiến thường mang lại lợi nhuận cao, khiến không ít doanh nghiệp trong nước tìm cách “lách luật”, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu lợi bất chính.

Thủ đoạn vận chuyển, nhập rác trái phép được núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ ba với những mặt hàng hợp pháp khi làm thủ tục khai báo, được ngụy trang rất tinh vi, nhưng thực chất bên trong lại là phế thải và khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, các doanh nghiệp trong nước đứng tên hợp đồng thường có công văn từ chối nhận hàng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường, việc cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một chủ trương đúng của Nhà nước, nhất là trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên trong nước đang dần cạn kiệt. Đây được coi là cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa thị trường cung cấp, phân phối phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, đồng thời cũng là thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Bởi vậy, để quản lý tốt việc xuất, nhập khẩu phế liệu nhằm bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương và các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Đồng thời phải tăng cường giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm, kiên quyết thu hồi giấy xác nhận và thông báo cho Hải quan không cho phép nhập phế liệu, cho đến khi đơn vị khắc phục, xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, để kiểm soát tốt hơn nữa hoạt động vận chuyển, buôn bán chất thải và hóa chất, đặc biệt là việc nhập khẩu bất hợp pháp vào Việt Nam, điều quan trọng là cần nắm rõ và thực thi hiệu quả các Công ước quốc tế cũng như các quy định quốc gia về môi trường. Việc thực thi này phụ thuộc nhiều và cần sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan ở cấp quốc gia và địa phương, đặc biệt quan trọng là vai trò của lực lượng hải quan, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương có cảng biển, cửa khẩu.
Chuyên gia pháp lý Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) Wanhua Yang đánh giá cao việc Việt Nam đã và đang xây dựng các Thông tư, Nghị định đối với việc quản lý chất thải và phế liệu. Theo đó, các nhà làm chính sách của Việt Nam đã đưa ra những chế tài xử lý mạnh hơn đối với các đối tượng và hành vi buôn bán chất thải nguy hại.

Bà Wanhua Yang khẳng định Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc truyền đạt kinh nghiệm, tư vấn xây dựng chính sách hiệu quả nhằm cải thiện hơn nữa đối với những mối nguy hại trong việc nhập khẩu, buôn bán chất thải nguy hại, phế liệu chưa qua kiểm soát, kiểm duyệt.

Trùm ma túy cụt tay chân

Xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát, tuyên hủy toàn bộ bản án vụ “mua bán trái phép chất ma túy” do bị cáo Nguyễn Văn Vĩnh (SN 1969, ngụ Bình Phước) cùng đồng phạm thực hiện.

Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Văn Vĩnh làm nghề  thu mua phế liệu và đồ gỗ cũ. Tháng 6/2012, trong lần đi mua phế liệu tại huyện Diễn Châu (Nghệ An), Vĩnh quen biết đối tượng tên Bảy (người dân tộc Mèo, không rõ lai lịch). Cuối năm đó, Vĩnh đi chơi Noel tại TP.HCM gặp lại em họ là Nguyễn Hữu Đức (SN 1964, ngụ quận 8, TP.HCM). Trong lúc trò chuyện, Đức đề nghị Vĩnh tìm nguồn cung cấp heroin giao cho Đức để bán lại kiếm lời, Vĩnh đồng ý.

Bị cáo Nguyễn Văn Vĩnh chống nạng sau phiên tòa.
Đầu tháng 1/2013, Vĩnh bắt xe khách về Nghệ An gặp Bảy mua 3 bánh 5 lượng heroin, 2 gói thuốc phiện với giá 420 triệu đồng. Sau khi đem số ma túy trên vào TP.HCM, Vĩnh phân nhỏ 1 bánh heroin thành 10 lượng, bán với giá 20 triệu đồng/lượng. Vĩnh giao con rể là Nguyễn Quang Long (SN 1985, ngụ Bình Phước) đem 13 lượng heroin xuống bán cho Đức với giá 260 triệu đồng.

Trưa 18/1/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nơi ở Nguyễn Hữu Đức phát hiện, thu giữ gần 400gam chế phẩm heroin. Lúc này, Nguyễn Quang Long đang có mặt tại đây để bán ma túy cho Đức nên cũng bị bắt giữ. Từ lời khai của các đối tượng, Nguyễn Văn Vĩnh nhanh chóng bị bắt. Cơ quan công an tiếp tục kiểm tra, thu giữ gần 800 gam chế phẩm heroin và hàng trăm viên thuốc tân dược.

Với hành vi trên, bản án sơ thẩm xác định Nguyễn Văn Vĩnh đã mua bán tổng cộng hơn 1.327gam heroin và tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Hai bị cáo còn lại là Nguyễn Hữu Đức lãnh án tù chung thân, Nguyễn Quang Long 20 năm tù cũng về tội danh trên.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND Tối cao nhận định cấp sơ thẩm mới chỉ xem xét về khối lượng chế phẩm heroin các bị cáo mua bán mà không giám định để xác định hàm lượng cụ thể của heroin có trong chế phẩm này là thiếu sót. Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên hủy toàn bộ bản án.

Sau khi nghị án, HĐXX nhận định quan điểm của VKSND Tối cao là có căn cứ. Theo quy định pháp luật, đối với dạng ma túy tồn tại dưới dạng chế phẩm heroin hay tiền chất ma túy cần phải giám định để xác định hàm lượng, khối lượng heroin cụ thể để làm căn cứ xét xử.

Quá trình xét xử, tòa sơ thẩm từng trả hồ sơ đề nghị VKSND TP.HCM làm rõ nhưng yêu cầu trên chưa được thực hiện, là thiếu sót. Từ đó, Tòa phúc thẩm quyết định tuyên hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ cho VKSND TP.HCM để làm rõ điều này. Như vậy, với phán quyết trên, “ông trùm” Nguyễn Văn Vĩnh tạm thoát án tử hình.

Đạn phế liệu phát nổ, 5 người bị thương

Một đầu đạn nằm lẫn trong đống sắt vụn được cơ sở  thu mua phế liệu vô tình mua lại. Đến lúc vận chuyển đem bán thì đầu đạn phát nổ làm 5 người bị thương.
Một nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Ông Nguyễn Văn Ngưỡng, Chủ tịch UBND xã Triệu Vân, tỉnh Quảng Trị cho biết vụ nổ đầu đạn 90mm xảy ra vào lúc 10h ngày hôm nay (4.10).

5 người bị thương vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cấp cứu gồm: Lê Thị Tân Bê (SN 1971, trú tại tiểu khu 1, thị trấn Ái Tử); Phan Triển (SN 1962, trú tại phường 3, thị xã Quảng Trị); Phan Văn Bi (SN 1975, trú tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong); Bùi Thị Bình (SN 1971, trú tại thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong) và 1 người chưa rõ danh tính.

Cả 5 nạn nhân đều bị đa chấn thương ở vùng đầu, ngực, tay, chân… Riêng bà Bê và ông Triển bị nặng, đã xin chuyển vào Bệnh viện TƯ Huế để điều trị.

Bà Bùi Thị Bình (nạn nhân đang nằm điều trị), chủ cơ sở phế liệu cho biết đã thu mua khoảng 2 tạ sắt vụn khoảng vài tháng trước. Trong lúc đang vận chuyển lên xe ôtô để bán thì bị phát nổ. “Tôi không biết ở trong sắt vụn có đầu đạn, có thể do lúc vận chuyển, va chạm mạnh mới bị nổ” – bà Bình nói.

Quán bia phế liệu trong thiên đường sung sướng

Trong một con ngõ nhỏ ở phố Hoàng Cầu, tổ hợp ăn chơi X98 của giới trẻ Hà thành đang "chạy" thử. Tại đây, ấn tượng nhất là các cửa hàng kinh doanh bia với cách trang trí rất bắt mắt từ những nội thất làm bằng phế liệu. Dù chưa khai trương chính thức nhưng một tuần nay, ngày nào khách hàng cũng đến đây ăn uống và vui chơi chật kín chỗ.thu mua phế liệu

Khách đến đây hầu như là các bạn trẻ thích những không gian mới lạ mang tính sáng tạo. Họ đến quán không chỉ để ăn uống mà còn để ngắm nhìn không gian.

Chủ quán đã nắm bắt nhanh tâm lý của khách hàng để đưa ra một hình thức kinh doanh rất độc đáo. Hiện có 2 quán bia hoạt động tại khu vực này nhưng cách trang trí thì đều theo một xu hướng.

Theo chủ cửa hàng kinh doanh bia T +, để tiết kiệm tối đa các chi phí khi mở quán, anh cùng với những người bạn của mình đã tự chế ra các loại bàn ghế bằng vật liệu từ các đồ bỏ đi. Những vật liệu này được tận dụng từ các loại lốp xe, thùng phuy, lô quấn cáp điện, thùng hàng bằng gỗ...

Nội thất của quán được sáng tạo một cách ngẫu hứng, không theo một chủ đề nào nhất định. Tuy nhiên, khách đến đây đều cảm thấy rất thích thú và thoải mái.

Những cánh cửa gỗ cũ được tận dụng làm thành chiếc bàn gắn trên lan can. Khách ngồi đây có thể vừa ăn uống và ngắm cảnh đường phố.

Gỗ được sử dụng hầu như là các loại gỗ rẻ tiền nhưng nhờ con mắt nghệ thuật của người thiết kế đã trở thành những vật dụng hữu ích. Ngoài bàn ghế, chúng còn được làm thành những chậu hoa rất điệu đà.

Những chiếc lốp ô tô cũ gỉ nhưng sau khi được sơn màu đã trở thành vật trang trí rất bắt mắt.

Không ai ngờ rằng, những chai lọ bỏ đi có thể trở thành những bóng đèn rất hữu ích như thế này.

Thật ấn tượng khi khi thực đơn của quán được viết trên những tấm bảng đơn giản và treo trên nóc nhà.

Vào buổi tối quán càng lung linh và hơn bởi hệ thống ánh sáng phát ra từ những bóng đèn chai lọ. Tất cả đã tạo nên một không gian ngộ nghĩnh và thân thiện.

Gom gần 1 tấn ve chai gây quỹ ‘Học bổng xanh’

Trong khuôn khổ chương trình, mỗi bạn học sinh sẽ tự thu lượm ve chai, giấy vụn, sách báo cũ để quyên góp. Tiin.vn là cầu nối, tập hợp số phế liệu đó và bán giá rẻ cho những bệnh nhân ở xóm chạy thận. Toàn bộ số tiền bán ve chai sẽ được đưa vào quỹ "Học bổng xanh" để giúp đỡ những học sinh nghèo.

Nhằm tạo không khí vui tươi, sôi động cho ngày hội, các thành viên của Tiin Club đã tổ chức Cuộc thi Làm đồ tái chế sáng tạo. Theo đó, mỗi lớp sẽ làm một sản phẩm handmade từ những đồ phế liệu để mang đến dự thi trong ngày hội từ thiện “Học bổng xanh”.


7h30’ sáng, các bạn học sinh mang phế liệu, tập kết tại sân trường


Hoạt động này khiến các học sinh rất hào hứng

17 sản phẩm của các lớp đã tạo được ấn tượng sâu sắc, từ những vỏ chai nhựa cũ biến thành bình hoa xinh xắn để bàn, hay những tấm bìa các-tông cũ được ghép thành ngôi nhà sơn màu rất dễ thương…

Chia sẻ về chương trình, bạn Hoàng Mỹ Dung – một học sinh của trường cho hay: “Khi được nhà trường thông báo trước một tuần diễn ra chương trình, lớp chúng em đã phân công nhau thu gom sách vở cũ. Những quyển sách còn dùng được, sẽ được phân loại riêng để tặng các bạn học sinh nghèo ở các vùng nông thôn, và những tờ giấy vụn, giấy bìa hay chai nhựa bỏ đi sẽ được phân loại ở một bao khác để tiện cho các cô chú chạy thận tới thu gom”.

Ngày hội “Học bổng xanh” không chỉ trao 10 suất học bổng cho học sinh của trường THPT Lê Lợi, mà còn giúp các bệnh nhân xóm chạy thận bệnh viện Bạch Mai thu gom, thu mua phế liệu với giá rẻ. Toàn bộ 0,8 tấn phế liệu thu gom được trong chương trình đã được bán cho các bệnh nhân xóm chạy thận với giá trị 1,5 triệu đồng. Số tiền này được đưa vào quỹ Học bổng xanh để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Chú Trần Văn Tặng (bệnh nhân xóm chạy thận, quê Nam Định) chia sẻ: “Mỗi tháng tôi tốn 4 triệu tiền chữa bệnh và thuê trọ, nên phải mưu sinh thêm nhiều nghề để chi trả cho cuộc sống. Trong đó có cả công việc thu gom ve chai. Nhưng nhiều khi đạp xe đi lang thang, mất sức, mất công mà chẳng được là bao, rất may có chương trình “Học bổng xanh” đã giúp cho anh chị em xóm chúng tôi có thêm thu nhập”.

Trước khi đến với trường THPT Lê Lợi, chương trình “Học bổng xanh” đã được tổ chức tại trường THPT Kim Liên với số lượng ve chai thu gom được 1,5 tấn, THPT Quang Trung với số lượng ve chai thu gom được gần 2 tấn, chuyên Sư Phạm với số lượng ve chai thu gom được hơn gần 1,5 tấn…

Một số hình ảnh trong chương trình:


Anh Nguyễn Ngọc Thái – Đại diện Tiin.vn lên phát biểu về ý nghĩa của chương trình “Học bổng xanh”


Không chỉ quyên góp ve chai, Tiin.vn còn tổ chức cuộc thi làm đồ tái chế


Bạn Hoàng Mỹ Dung say sưa thuyết trình về sản phẩm hanmade của mình


Bằng sự khéo léo của mình, chỉ trong 15’ Dung đã làm nên sản phẩm đoạt giải nhất của cuộc thi. Phần thưởng cho bạn là 500 nghìn đồng.


Trao giải nhất, nhì, ba cho các học sinh trong cuộc thi làm đồ tái chế bảo vệ môi trường


Toàn bộ số ve chai được các bạn tình nguyện viên Tiin Club hỗ trợ các cô chú xóm chạy thận phân loại

Học sinh THPT Lê Lợi hào hứng với ngày hội "Học bổng xanh"

Toàn bộ phế liệu thu gom


được bán giá rẻ cho các bệnh nhân chạy thận kiếm kế sinh nhai



"Học bổng xanh" trao tặng 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho 10 học sinh xuất sắc của trường