Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Biên Hòa – Cù lao Phố: hồn xưa thấp thoáng

 Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.


Đây là vùng nhóm người Hoa Trần Thượng Xuyên đến an cư lạc nghiệp. Nơi này từng bị thiêu trụi bởi quân Tây Sơn trong cuộc truy tìm Nguyễn Ánh.

Cù lao Phố là một cù lao được bao bọc bởi hai nhánh của sông Đồng Nai, về hành chính là phường Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Sông Đồng Nai chảy đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông-Nam của thành phố Biên Hòa, tên hành chính hiện nay là phường Hiệp Hòa với tổng diện tích là 694,6495 ha.


Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.

Đây là vùng nhóm người Hoa Trần Thượng Xuyên đến an cư lạc nghiệp. Nơi này từng bị thiêu trụi bởi quân Tây Sơn trong cuộc truy tìm Nguyễn Ánh.


Đến cù lao Phố, bạn có thể ghé thăm đình Tân Lân, nơi thờ Trần Thượng Xuyên, đình Bình Kính là nơi quản tạm thi hài của Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về quê chôn; chùa Đại Giác xưa nhất xứ vùng đất này và chùa Ông nổi tiếng bên dòng sông Đồng Nai.


Thời tiết nơi đây có thể nói là đẹp nhất tại Biên Hòa, nhiệt độ không khí luôn thấp hơn nhiệt độ chung của khu vực từ 1 đến 2 độ, độ ẩm trung bình 80%, kinh tế trong vùng chủ yếu là nông nghiệp, với các loại cây ăn trái đặc trưng của Biên Hòa như bưởi.


Ở đây, có đình Bình Kính, là nơi quàn tạm quan tài của Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về chôn cất ở quê hương Quảng Bình; có đình thờ Trần Thượng Xuyên (tức Tân Lân thành phố Miếu). Ngoài ra, ở cù lao Phố còn có hai ngôi chùa nổi tiếng, đó là Chùa Đại Giác xưa nhất xứ Đồng Nai và chùa Ông (thờ Quan Công). Hàng năm vào các dịp lễ, tết người Hoa từ Thành phố Hồ Chí Minh về các nơi về đây cúng bái...

Bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn

 Đây có thể được xem là 1 ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á đã phát hiện vào thời điểm hiện nay, nhưng rất ít người trong tỉnh và ngoài tỉnh biết đến. Công trình khuôn viên ngôi mộ cổ hiện đang được thi công, nhưng du khách vẫn có thể tham quan ngôi mộ bình thường. Đây là công trình tương đối lớn, hy vọng sẽ là 1 điểm thu hút du khách của tỉnh nhà.!

Mộ cự thạch Hàng Gòn (còn gọi là mã Ông Đá) thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Do Jean Bouehot - Kỹ sư người Pháp phát hiện vào năm 1927 khi đang chủ trì công trình mở đường số 2 từ Long Khánh đi Bà Rịa. Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927. 


Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử "mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn" và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

Qua so sánh phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra phán đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.
 
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,1m x 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.



Tập tục kiêng kỵ màu đỏ và không ăn Tân Gia ở Biên Hòa

 Mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai hình thành trên 300 năm là nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau. ... Hai tục kiêng kỵ này đã làm cho lớp người mới định cư ở Biên Hòa sau năm 1975 thắc mắc rất nhiều. Cùng Nhà đất TT Gia Ray Xuân Lộc tìm hiểu xem lý do tại sao nhé !



Tại sao Người Biên Hòa không ăn Tân Gia ?

Nếu bạn là một người dân cố cựu ở Biên Hòa, chắc chắn bạn đã được ông bà, cha mẹ dạy rằng: Đã là dân Biên Hòa, thì khi có nhà mới không được ăn tân gia. Còn nếu bạn là người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chắt chiu xây được một căn nhà, thì trước khi xây xong bạn sẽ được người quen can ngăn: Cất nhà thì cất, nhưng chớ có ăn tân gia!

Nếu ăn tân gia thì sao?

Người lớn bảo rằng: Nếu ăn tân gia thì cơ ngơi sẽ lụi tàn, sẽ phá sản, sẽ... đủ thứ xui xẻo...
Hic, tin hay không tin thì bạn cũng chả dám tổ chức ăn tân gia, vì... cũng sợ chứ!
Khổ nỗi, cất được cái nhà mới thì mừng lắm, muốn mời người thân, bạn bè tới để khao và khoe. Vậy phải làm sao?

Người Biên Hòa lách luật bằng cách khi xây nhà xong, cố chọn một ngày kỷ niệm nào đó như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, hoặc mừng thọ chẳng hạn, tổ chức buổi tiệc mời mọi người tới chung vui. Mọi người cũng đều biết tỏng là hắn mời mình tới để ăn tân gia, mừng nhà mới nên đến chung vui, trầm trồ khen nhà đẹp... nhưng cứ giả vờ như là ăn sinh nhật vậy! 

Vì đâu có điều kiêng kỵ lạ kỳ như vậy?

Không phải dân Biên Hòa chính gốc nên không biết nguyên do. Hỏi thăm người dân địa phương thì mỗi người trả lời một cách, nhưng tựu trung là: Tại ông bà dặn như vậy!

Đây là một tục lệ của người Hoa, phát xuất từ cuối thế kỷ 17.

Thuở ấy lưu dân người Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên vào đất Biên Hòa. Mang trong lòng hoài bão Phản Thanh phục Minh, Trần Thượng Xuyên khuyến nhũ đồng bào mình rằng vùng đất phương Nam này chỉ là nơi ở tạm, chờ thời cơ quay về cố quốc, chứ quyết không định cư mãi mãi. Vì chỉ là nơi "tạm trú dài hạn" nên quyết không được ăn tân gia, để bày tỏ tấm lòng mong muốn quay về quê hương.

Vì những lý do tế nhị, họ không nói rõ lý do này ra với người Việt bản xứ. Còn người Việt, thấy họ làm thế cũng... bắt chước làm theo, dù không rõ nguyên do. Và cứ thế điều cấm kỵ này lưu truyền mãi đến nay đã hơn 300 năm!

Như chúng ta đã biết, năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đã vâng lệnh chúa Nguyễn vào đất Đồng Nai, hình thành nên Biên Hòa và Gia Định. Trong việc khai mở và giũ gìn vùng đất này, Trần Thượng Xuyên và những lưu dân người Hoa theo chân ông đã đóng góp vai trò không nhỏ. Giờ đây, hậu duệ của họ đã trở thành người dân Việt và gắn bó mãi với mảnh đất này. Vì thế tục lệ không ăn tân gia với nguyên do nêu trên đã thành vô nghĩa.

Thế nhưng người Biên Hòa vẫn không ăn tân gia, chả cần hiểu tại sao. Và tôi, giả dụ như có cất nhà mới ở Biên Hòa cũng quyết... không ăn tân gia, vì người ta sao mình vậy mà!

Tại sao Người Biên Hòa kỵ màu đỏ?


Bây giờ thì điều kiêng kỵ này đã giảm bớt rồi, đi ra đường ở Biên Hòa bạn vẫn thấy những chiếc xe máy màu đỏ chạy tung tăng.Thế nhưng cách đây chưa lâu lắm dân Biên Hòa tuyệt đối không mua xe màu đỏ.

Người ta nói rằng sắm xe màu đỏ thì chắc chắn 100% chủ xe sẽ bị tai nạn bể đầu vỡ óc, chết bất đắc kỳ tử, có nhẹ hơn thì cũng bị gãy tay, gãy chân, gãy xương sườn. Nếu như phước đức ông bà để lại thì nhẹ nhất là... bị mất xe!

Nghe nói rằng những năm 90 thế kỷ trước, khi xe máy bắt đầu thịnh hành lại tại Việt Nam, các hãng xe mang xe tới chào bán tại Biên Hòa đều đau đầu không giải thích được tại sao xe màu nào cũng bán được, chỉ riêng xe màu đỏ là đố bán được chiếc nào tại Biên Hòa!

Người Biên Hòa còn kỵ mặc quần áo màu đỏ. Người lớn nói rằng mặc đồ đỏ sẽ bị ốm đau bệnh tật, bị tai nạn bất ngờ (có thể dẫn đến tử vong). Người trẻ hơn thì dẫn chứng hùng hồn rằng cứ xem đội bóng Đồng Nai đá banh, trận nào mặc áo đỏ thì chưa đá đã cầm chắc thua rồi, chẳng những thua mà còn thua đậm, thua te tua, thẻ vàng thẻ đỏ tùm lum (lại đỏ!)

Hồi tôi mới đến Biên Hòa, ngạc nhiên lắm về điều này, bởi vì có ai nói màu đỏ là xui bao giờ? Thậm chí đỏ còn là hên nữa kia, ta vẫn nói số đỏ là số hên, vận đỏ là vận may đó sao. Ngày Tết nữa, là ngày màu đỏ tràn đầy (à, ngày Tết có câu đối đỏ, pháo đỏ, dưa hấu đỏ, bao lì xì đỏ... thì không bị cấm).

Hỏi hoài mà chả ai giải thích được tại sao, cuối cùng TS Huỳnh văn Tới giải thích cho tôi như sau:

Chuyện này cũng có liên quan đến ông Trần Thượng Xuyên, đức ông người Hoa đã tham gia mở cõi ở Biên Hòa. Khi quan tổng binh Trần Thượng Xuyên mang theo 3.000 gia tướng sang Việt Nam thần phục chúa Nguyễn, ông được đưa đến mở mang vùng đất Biên Hòa. Nhờ tài năng của ông, vùng đất Cù lao Phố của Biên Hòa trở nên một thương cảng sầm uất.

Với tài năng của mình, Trần Thượng Xuyên được không những lưu dân người Hoa mà cả người Việt kính trọng. Màu đỏ là màu cao sang, quý trọng được dành riêng cho Đức ông Trần Thượng Xuyên. Ông vận phẩm phục màu đỏ, đi xe màu đỏ để tôn sự oai nghiêm và độc nhất của mình. Những người khác, từ binh lính đến dân thường đều không được sử dụng màu đỏ cho trang phục và phương tiện đi lại của mình. Ai trái lệnh sẽ được xem là phạm thượng, là hỗn, và sẽ bị trừng trị đích đáng.

Chính vì thế, ở thời đó, ai mặc đồ đỏ sẽ bị dính đòn là cái chắc, nên người ta nhắc nhở nhau đừng mặc đồ đỏ, mặc đồ đỏ sẽ rước họa vào thân. Lâu dần thành quen, người ta cứ kiêng màu đỏ mà chả nhớ tại sao lại phải kiêng!

Hơn 300 năm đã trôi qua rồi, nhưng việc kiêng kỵ màu đỏ của người Biên Hòa chỉ mới giảm bớt trong thời gian gần đây.

=> Xem thêm Đồng Nai : Lược sử hình thành qua các thời kỳ

Tìm hiểu Đồng Nai từ Đầu triều Nguyễn đến 1930

Trước thế kỷ XVII, Đồng Nai chưa có tên trên bản đồ nước Việt, nhưng các tài liệu khảo cổ chứng minh người xưa đã sống trên đất Đồng Nai từ nhiều ngàn năm.Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai thường được nhắc đến là năm Mậu Dần (1698) khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phương Nam, đưa vùng đất Đồng Nai vào lãnh thổ cai quản của chúa Nguyễn.

 Từ năm 1792, Nguyễn Ánh hoàn toàn làm chủ đất Trấn Biên, Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, Trấn Biên dinh thành Biên Hòa trấn. Đến năm 1808, lại đổi trấn Gia Định ra Gia Định Thành thống quản trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên; Nguyễn Văn Nhơn làm tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm hiệp tổng trấn. Đến năm 1812, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn.


Năm 1832, Lê Văn Duyệt mất. Nguyễn Văn Quế và bố chánh Bạch Xuân Nguyên vốn có hiềm khích, dựng vụ án Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng cho xiềng mộ Lê Văn Duyệt, bãi bỏ chức tổng trấn, chia các trấn thành lục tỉnh. Tỉnh Biên Hòa có từ đây.

Giận vì Lê Văn Duyệt bị ngược đãi, năm 1833 con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tạo phản, chiếm thành Phiên An; mãi đến năm 1835, Lê Văn Khôi bệnh mất, nhà Nguyễn mới dập tắt được cuộc binh biến, bắt giết cả thảy 1.831 người đem chôn chung gọi là mả Ngụy. Hai lần Lê Văn Khôi đánh chiếm Biên Hòa. Người Biên Hòa theo Lê Văn Khôi bị trừng trị khá đông liên lụy đến cả họ hàng. Bảy tướng lĩnh triều đình chết trận tại Biên Hòa: Lê Văn Nghĩa, Phan Văn Song, Trần Văn Du, Đặng Văn Quyến, Trần Văn Thiều, Nguyễn Văn Lý, Ngô Văn Hóa; vua Minh Mạng cho lập thờ ở thôn Bình Hòa, xã Bình Thành, ban sắc phong năm 1838, di tích còn lại có thể là miếu Bình Hòa (nay thuộc phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa). Tương truyền, con cháu của Lên Văn Khôi trốn được, có 2 người ẩn danh trong dân ở Hang Nai (Nhơn Trạch) và Long Thành.

4. Đồng Nai - Thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến năm 1930


Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp đưa quân chiếm Cần Giờ và tiến đánh Gia Định. Nhân dân Nam kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định, cho đắp đồn Chí Hòa, ban hịch kêu gọi đánh Tây. Ngày 7 tháng 2 năm 1861, Chaner điều quân tiến công Sài Gòn. Ngày 25 tháng 2, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị thương, rút về Biên Hòa, cho đắp 9 cửa hàn trên sông Đồng Nai ngăn giặc. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân thủy bộ Pháp do Bonard chỉ huy tấn công thành Biên Hòa, sau đó đánh chiếm các đồn lũy khác, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chiến đấu chống giặc ở Long Thành, hy sinh ngày 21-12-1861. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. 

Triều Đình ra lệnh bãi binh. Quản cơ Trương Định không tuân lệnh vua, thuận theo lòng dân, giương cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, tập hợp dân chúng tiếp tục chống Pháp; đánh đồn Rạch Tra, Đồng Môn, Long Thành, đốt tàu giặc trên sông Đồng Nai, lập căn cứ ở Lý Nhơn (Cần Giờ), Bến Bạ (Nhơn Trạch). Nghĩa binh vùng Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa theo Trương Định rất đông. Như cha con Quản cơ Nguyễn Ngọc Hớn ở Phú Thạnh chẳng hạn. Nguyễn Ngọc Hớn kiên cường chống Pháp, bị bắt, mất năm 1863, con trai là Nguyễn Ngọc Sang tiếp tục lãnh đạo nghĩa binh tham gia đốt tàu giặc ở Nhật Tảo, Cồn Cò, lập căn cứ ở Bến Bạ, gây cho giặc nhiều tổn thất.

Ngày 25 tháng 9 năm 1863, giặc Pháp tập trung tiêu diệt căn cứ Lý Nhơn, nghĩa quân Trương Định tử chiến phá vây, sau đó bị Huỳnh Công Tấn phản bội, phục kích, tử tiết ngày 19 tháng 8 năm 1864. Trương Quyền (cùng Phan Chỉnh) tiếp tục sự nghiệp của cha, lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá) tiến công đồn Biên Hòa, giặc Pháp huy động lực lượng tấn công căn cứ Giao Loan, đến tháng 4 năm 1865 nghĩa quân mới tan rã, phong trào tạm lắng.

Trương Định, Trương Quyền mất nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp không tắt. Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Tân Uyên tổ chức nhiều hội kín chống Pháp. Huyện Thạc, huyện Ân làm tay sai cho Pháp bị phản ứng nhiều lần, sợ quá phải xin chuyển đi nơi khác. Năm 1881, thực dân Pháp đưa Trần Bá Hựu, em của Trần Bá Lộc (tay sai khét tiếng) về làm tri huyện Long Thành. Tên này độc ác không kém Trần Bá Lộc. Hội kín quyết diệt bằng được. Tháng 2 năm 1881, nhà sư Trần Văn Tấn (pháp hiệu là Huyền Vi) cùng đồng đạo lập mưu giết chết Trần Bá Hựu. Hội kín Long Thành bị đàn áp, nhà sư Trần Văn Tấn lãnh án tử hình, nhiều người khác bị khổ sai, chung chân.

Đến năm 1905, trong khi các phong trào kháng chiến vũ trang đã bị dìm trong máu, nhiều sĩ phu yêu nước hướng theo con đường Đông Du, Duy Tân, thì ở Biên Hòa lão nghĩa sĩ Đoàn Văn Cự vẫn còn tổ chức vũ trang chống Pháp, anh dũng hy sinh cùng 16 nghĩa binh, việc không thành, nhưng tinh thần bất tử, mộ và đền thờ còn ở Biên Hòa. Năm 1916, hội kín trại Lâm Trung ở Biên Hòa do Mười Tiết, Mười Sóc chỉ huy tổ chức phá khám, cướp súng, giết giặc. Phong trào bị khủng bố, 9 người bị xử bắn tại ngã ba Dốc Sỏi, dân lập miểu thờ, gọi là miểu Cô hồn, di tích hiện ở phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa.