Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Biên Hòa – Cù lao Phố: hồn xưa thấp thoáng

 Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.


Đây là vùng nhóm người Hoa Trần Thượng Xuyên đến an cư lạc nghiệp. Nơi này từng bị thiêu trụi bởi quân Tây Sơn trong cuộc truy tìm Nguyễn Ánh.

Cù lao Phố là một cù lao được bao bọc bởi hai nhánh của sông Đồng Nai, về hành chính là phường Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Sông Đồng Nai chảy đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông-Nam của thành phố Biên Hòa, tên hành chính hiện nay là phường Hiệp Hòa với tổng diện tích là 694,6495 ha.


Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.

Đây là vùng nhóm người Hoa Trần Thượng Xuyên đến an cư lạc nghiệp. Nơi này từng bị thiêu trụi bởi quân Tây Sơn trong cuộc truy tìm Nguyễn Ánh.


Đến cù lao Phố, bạn có thể ghé thăm đình Tân Lân, nơi thờ Trần Thượng Xuyên, đình Bình Kính là nơi quản tạm thi hài của Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về quê chôn; chùa Đại Giác xưa nhất xứ vùng đất này và chùa Ông nổi tiếng bên dòng sông Đồng Nai.


Thời tiết nơi đây có thể nói là đẹp nhất tại Biên Hòa, nhiệt độ không khí luôn thấp hơn nhiệt độ chung của khu vực từ 1 đến 2 độ, độ ẩm trung bình 80%, kinh tế trong vùng chủ yếu là nông nghiệp, với các loại cây ăn trái đặc trưng của Biên Hòa như bưởi.


Ở đây, có đình Bình Kính, là nơi quàn tạm quan tài của Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về chôn cất ở quê hương Quảng Bình; có đình thờ Trần Thượng Xuyên (tức Tân Lân thành phố Miếu). Ngoài ra, ở cù lao Phố còn có hai ngôi chùa nổi tiếng, đó là Chùa Đại Giác xưa nhất xứ Đồng Nai và chùa Ông (thờ Quan Công). Hàng năm vào các dịp lễ, tết người Hoa từ Thành phố Hồ Chí Minh về các nơi về đây cúng bái...

Bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn

 Đây có thể được xem là 1 ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á đã phát hiện vào thời điểm hiện nay, nhưng rất ít người trong tỉnh và ngoài tỉnh biết đến. Công trình khuôn viên ngôi mộ cổ hiện đang được thi công, nhưng du khách vẫn có thể tham quan ngôi mộ bình thường. Đây là công trình tương đối lớn, hy vọng sẽ là 1 điểm thu hút du khách của tỉnh nhà.!

Mộ cự thạch Hàng Gòn (còn gọi là mã Ông Đá) thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Do Jean Bouehot - Kỹ sư người Pháp phát hiện vào năm 1927 khi đang chủ trì công trình mở đường số 2 từ Long Khánh đi Bà Rịa. Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927. 


Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử "mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn" và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

Qua so sánh phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra phán đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.
 
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,1m x 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.



Tập tục kiêng kỵ màu đỏ và không ăn Tân Gia ở Biên Hòa

 Mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai hình thành trên 300 năm là nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau. ... Hai tục kiêng kỵ này đã làm cho lớp người mới định cư ở Biên Hòa sau năm 1975 thắc mắc rất nhiều. Cùng Nhà đất TT Gia Ray Xuân Lộc tìm hiểu xem lý do tại sao nhé !



Tại sao Người Biên Hòa không ăn Tân Gia ?

Nếu bạn là một người dân cố cựu ở Biên Hòa, chắc chắn bạn đã được ông bà, cha mẹ dạy rằng: Đã là dân Biên Hòa, thì khi có nhà mới không được ăn tân gia. Còn nếu bạn là người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chắt chiu xây được một căn nhà, thì trước khi xây xong bạn sẽ được người quen can ngăn: Cất nhà thì cất, nhưng chớ có ăn tân gia!

Nếu ăn tân gia thì sao?

Người lớn bảo rằng: Nếu ăn tân gia thì cơ ngơi sẽ lụi tàn, sẽ phá sản, sẽ... đủ thứ xui xẻo...
Hic, tin hay không tin thì bạn cũng chả dám tổ chức ăn tân gia, vì... cũng sợ chứ!
Khổ nỗi, cất được cái nhà mới thì mừng lắm, muốn mời người thân, bạn bè tới để khao và khoe. Vậy phải làm sao?

Người Biên Hòa lách luật bằng cách khi xây nhà xong, cố chọn một ngày kỷ niệm nào đó như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, hoặc mừng thọ chẳng hạn, tổ chức buổi tiệc mời mọi người tới chung vui. Mọi người cũng đều biết tỏng là hắn mời mình tới để ăn tân gia, mừng nhà mới nên đến chung vui, trầm trồ khen nhà đẹp... nhưng cứ giả vờ như là ăn sinh nhật vậy! 

Vì đâu có điều kiêng kỵ lạ kỳ như vậy?

Không phải dân Biên Hòa chính gốc nên không biết nguyên do. Hỏi thăm người dân địa phương thì mỗi người trả lời một cách, nhưng tựu trung là: Tại ông bà dặn như vậy!

Đây là một tục lệ của người Hoa, phát xuất từ cuối thế kỷ 17.

Thuở ấy lưu dân người Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên vào đất Biên Hòa. Mang trong lòng hoài bão Phản Thanh phục Minh, Trần Thượng Xuyên khuyến nhũ đồng bào mình rằng vùng đất phương Nam này chỉ là nơi ở tạm, chờ thời cơ quay về cố quốc, chứ quyết không định cư mãi mãi. Vì chỉ là nơi "tạm trú dài hạn" nên quyết không được ăn tân gia, để bày tỏ tấm lòng mong muốn quay về quê hương.

Vì những lý do tế nhị, họ không nói rõ lý do này ra với người Việt bản xứ. Còn người Việt, thấy họ làm thế cũng... bắt chước làm theo, dù không rõ nguyên do. Và cứ thế điều cấm kỵ này lưu truyền mãi đến nay đã hơn 300 năm!

Như chúng ta đã biết, năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đã vâng lệnh chúa Nguyễn vào đất Đồng Nai, hình thành nên Biên Hòa và Gia Định. Trong việc khai mở và giũ gìn vùng đất này, Trần Thượng Xuyên và những lưu dân người Hoa theo chân ông đã đóng góp vai trò không nhỏ. Giờ đây, hậu duệ của họ đã trở thành người dân Việt và gắn bó mãi với mảnh đất này. Vì thế tục lệ không ăn tân gia với nguyên do nêu trên đã thành vô nghĩa.

Thế nhưng người Biên Hòa vẫn không ăn tân gia, chả cần hiểu tại sao. Và tôi, giả dụ như có cất nhà mới ở Biên Hòa cũng quyết... không ăn tân gia, vì người ta sao mình vậy mà!

Tại sao Người Biên Hòa kỵ màu đỏ?


Bây giờ thì điều kiêng kỵ này đã giảm bớt rồi, đi ra đường ở Biên Hòa bạn vẫn thấy những chiếc xe máy màu đỏ chạy tung tăng.Thế nhưng cách đây chưa lâu lắm dân Biên Hòa tuyệt đối không mua xe màu đỏ.

Người ta nói rằng sắm xe màu đỏ thì chắc chắn 100% chủ xe sẽ bị tai nạn bể đầu vỡ óc, chết bất đắc kỳ tử, có nhẹ hơn thì cũng bị gãy tay, gãy chân, gãy xương sườn. Nếu như phước đức ông bà để lại thì nhẹ nhất là... bị mất xe!

Nghe nói rằng những năm 90 thế kỷ trước, khi xe máy bắt đầu thịnh hành lại tại Việt Nam, các hãng xe mang xe tới chào bán tại Biên Hòa đều đau đầu không giải thích được tại sao xe màu nào cũng bán được, chỉ riêng xe màu đỏ là đố bán được chiếc nào tại Biên Hòa!

Người Biên Hòa còn kỵ mặc quần áo màu đỏ. Người lớn nói rằng mặc đồ đỏ sẽ bị ốm đau bệnh tật, bị tai nạn bất ngờ (có thể dẫn đến tử vong). Người trẻ hơn thì dẫn chứng hùng hồn rằng cứ xem đội bóng Đồng Nai đá banh, trận nào mặc áo đỏ thì chưa đá đã cầm chắc thua rồi, chẳng những thua mà còn thua đậm, thua te tua, thẻ vàng thẻ đỏ tùm lum (lại đỏ!)

Hồi tôi mới đến Biên Hòa, ngạc nhiên lắm về điều này, bởi vì có ai nói màu đỏ là xui bao giờ? Thậm chí đỏ còn là hên nữa kia, ta vẫn nói số đỏ là số hên, vận đỏ là vận may đó sao. Ngày Tết nữa, là ngày màu đỏ tràn đầy (à, ngày Tết có câu đối đỏ, pháo đỏ, dưa hấu đỏ, bao lì xì đỏ... thì không bị cấm).

Hỏi hoài mà chả ai giải thích được tại sao, cuối cùng TS Huỳnh văn Tới giải thích cho tôi như sau:

Chuyện này cũng có liên quan đến ông Trần Thượng Xuyên, đức ông người Hoa đã tham gia mở cõi ở Biên Hòa. Khi quan tổng binh Trần Thượng Xuyên mang theo 3.000 gia tướng sang Việt Nam thần phục chúa Nguyễn, ông được đưa đến mở mang vùng đất Biên Hòa. Nhờ tài năng của ông, vùng đất Cù lao Phố của Biên Hòa trở nên một thương cảng sầm uất.

Với tài năng của mình, Trần Thượng Xuyên được không những lưu dân người Hoa mà cả người Việt kính trọng. Màu đỏ là màu cao sang, quý trọng được dành riêng cho Đức ông Trần Thượng Xuyên. Ông vận phẩm phục màu đỏ, đi xe màu đỏ để tôn sự oai nghiêm và độc nhất của mình. Những người khác, từ binh lính đến dân thường đều không được sử dụng màu đỏ cho trang phục và phương tiện đi lại của mình. Ai trái lệnh sẽ được xem là phạm thượng, là hỗn, và sẽ bị trừng trị đích đáng.

Chính vì thế, ở thời đó, ai mặc đồ đỏ sẽ bị dính đòn là cái chắc, nên người ta nhắc nhở nhau đừng mặc đồ đỏ, mặc đồ đỏ sẽ rước họa vào thân. Lâu dần thành quen, người ta cứ kiêng màu đỏ mà chả nhớ tại sao lại phải kiêng!

Hơn 300 năm đã trôi qua rồi, nhưng việc kiêng kỵ màu đỏ của người Biên Hòa chỉ mới giảm bớt trong thời gian gần đây.

=> Xem thêm Đồng Nai : Lược sử hình thành qua các thời kỳ

Tìm hiểu Đồng Nai từ Đầu triều Nguyễn đến 1930

Trước thế kỷ XVII, Đồng Nai chưa có tên trên bản đồ nước Việt, nhưng các tài liệu khảo cổ chứng minh người xưa đã sống trên đất Đồng Nai từ nhiều ngàn năm.Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai thường được nhắc đến là năm Mậu Dần (1698) khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phương Nam, đưa vùng đất Đồng Nai vào lãnh thổ cai quản của chúa Nguyễn.

 Từ năm 1792, Nguyễn Ánh hoàn toàn làm chủ đất Trấn Biên, Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, Trấn Biên dinh thành Biên Hòa trấn. Đến năm 1808, lại đổi trấn Gia Định ra Gia Định Thành thống quản trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên; Nguyễn Văn Nhơn làm tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm hiệp tổng trấn. Đến năm 1812, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn.


Năm 1832, Lê Văn Duyệt mất. Nguyễn Văn Quế và bố chánh Bạch Xuân Nguyên vốn có hiềm khích, dựng vụ án Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng cho xiềng mộ Lê Văn Duyệt, bãi bỏ chức tổng trấn, chia các trấn thành lục tỉnh. Tỉnh Biên Hòa có từ đây.

Giận vì Lê Văn Duyệt bị ngược đãi, năm 1833 con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tạo phản, chiếm thành Phiên An; mãi đến năm 1835, Lê Văn Khôi bệnh mất, nhà Nguyễn mới dập tắt được cuộc binh biến, bắt giết cả thảy 1.831 người đem chôn chung gọi là mả Ngụy. Hai lần Lê Văn Khôi đánh chiếm Biên Hòa. Người Biên Hòa theo Lê Văn Khôi bị trừng trị khá đông liên lụy đến cả họ hàng. Bảy tướng lĩnh triều đình chết trận tại Biên Hòa: Lê Văn Nghĩa, Phan Văn Song, Trần Văn Du, Đặng Văn Quyến, Trần Văn Thiều, Nguyễn Văn Lý, Ngô Văn Hóa; vua Minh Mạng cho lập thờ ở thôn Bình Hòa, xã Bình Thành, ban sắc phong năm 1838, di tích còn lại có thể là miếu Bình Hòa (nay thuộc phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa). Tương truyền, con cháu của Lên Văn Khôi trốn được, có 2 người ẩn danh trong dân ở Hang Nai (Nhơn Trạch) và Long Thành.

4. Đồng Nai - Thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến năm 1930


Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp đưa quân chiếm Cần Giờ và tiến đánh Gia Định. Nhân dân Nam kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định, cho đắp đồn Chí Hòa, ban hịch kêu gọi đánh Tây. Ngày 7 tháng 2 năm 1861, Chaner điều quân tiến công Sài Gòn. Ngày 25 tháng 2, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị thương, rút về Biên Hòa, cho đắp 9 cửa hàn trên sông Đồng Nai ngăn giặc. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân thủy bộ Pháp do Bonard chỉ huy tấn công thành Biên Hòa, sau đó đánh chiếm các đồn lũy khác, lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chiến đấu chống giặc ở Long Thành, hy sinh ngày 21-12-1861. Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. 

Triều Đình ra lệnh bãi binh. Quản cơ Trương Định không tuân lệnh vua, thuận theo lòng dân, giương cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, tập hợp dân chúng tiếp tục chống Pháp; đánh đồn Rạch Tra, Đồng Môn, Long Thành, đốt tàu giặc trên sông Đồng Nai, lập căn cứ ở Lý Nhơn (Cần Giờ), Bến Bạ (Nhơn Trạch). Nghĩa binh vùng Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa theo Trương Định rất đông. Như cha con Quản cơ Nguyễn Ngọc Hớn ở Phú Thạnh chẳng hạn. Nguyễn Ngọc Hớn kiên cường chống Pháp, bị bắt, mất năm 1863, con trai là Nguyễn Ngọc Sang tiếp tục lãnh đạo nghĩa binh tham gia đốt tàu giặc ở Nhật Tảo, Cồn Cò, lập căn cứ ở Bến Bạ, gây cho giặc nhiều tổn thất.

Ngày 25 tháng 9 năm 1863, giặc Pháp tập trung tiêu diệt căn cứ Lý Nhơn, nghĩa quân Trương Định tử chiến phá vây, sau đó bị Huỳnh Công Tấn phản bội, phục kích, tử tiết ngày 19 tháng 8 năm 1864. Trương Quyền (cùng Phan Chỉnh) tiếp tục sự nghiệp của cha, lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá) tiến công đồn Biên Hòa, giặc Pháp huy động lực lượng tấn công căn cứ Giao Loan, đến tháng 4 năm 1865 nghĩa quân mới tan rã, phong trào tạm lắng.

Trương Định, Trương Quyền mất nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp không tắt. Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Tân Uyên tổ chức nhiều hội kín chống Pháp. Huyện Thạc, huyện Ân làm tay sai cho Pháp bị phản ứng nhiều lần, sợ quá phải xin chuyển đi nơi khác. Năm 1881, thực dân Pháp đưa Trần Bá Hựu, em của Trần Bá Lộc (tay sai khét tiếng) về làm tri huyện Long Thành. Tên này độc ác không kém Trần Bá Lộc. Hội kín quyết diệt bằng được. Tháng 2 năm 1881, nhà sư Trần Văn Tấn (pháp hiệu là Huyền Vi) cùng đồng đạo lập mưu giết chết Trần Bá Hựu. Hội kín Long Thành bị đàn áp, nhà sư Trần Văn Tấn lãnh án tử hình, nhiều người khác bị khổ sai, chung chân.

Đến năm 1905, trong khi các phong trào kháng chiến vũ trang đã bị dìm trong máu, nhiều sĩ phu yêu nước hướng theo con đường Đông Du, Duy Tân, thì ở Biên Hòa lão nghĩa sĩ Đoàn Văn Cự vẫn còn tổ chức vũ trang chống Pháp, anh dũng hy sinh cùng 16 nghĩa binh, việc không thành, nhưng tinh thần bất tử, mộ và đền thờ còn ở Biên Hòa. Năm 1916, hội kín trại Lâm Trung ở Biên Hòa do Mười Tiết, Mười Sóc chỉ huy tổ chức phá khám, cướp súng, giết giặc. Phong trào bị khủng bố, 9 người bị xử bắn tại ngã ba Dốc Sỏi, dân lập miểu thờ, gọi là miểu Cô hồn, di tích hiện ở phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Trộm nhí chuyên tháo hàng rào đem bán phế liệu

Ngày 31/10, đại tá Trần Sỹ Phàng, trưởng công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết đang mở rộng điều tra vụ trộm cắp phụ kiện kết nối giữ hàng rào bảo vệ lan can trên quốc lộ 1A.

Trước đó cảnh sát lập hồ sơ xử lý 3 nghi phạm gồm Ngô Văn Huy (16 tuổi), Bùi Văn Lâm (14 tuổi) và Hoàng Văn Hùng (14 tuổi) đều ở xã Nghi Yên.

Khoảng 14h ngày 29/10, tổ công tác số 3 công an huyện Nghi Lộc nhận được tin báo có 2 tên trộm đang tìm cách tháo phụ kiện kết nối hàng rào bảo vệ lan trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Nghi Yên để bán phế liệu.

Kiểm tra tại hiện trường, cảnh sát bắt quả tang Huy và Lâm khi đang thực hiện hành vi trộm cắp. Khai thác nhanh tại chỗ, tổ công tác bắt giữ thêm Hoàng Văn Hùng - là người cùng tham gia vụ trộm.

Tang vật cảnh sát thu được của nhóm trộm nhí.
Tại cơ quan công an, 3 tên trộm này khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và cho biết đã thực hiện trót lọt nhiều lần trộm cắp bán cho người thu mua phế liệu. Số phụ kiện tháo được, chúng đem bán cho Hồ Ngọc Công (33 tuổi, ở xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu) để lấy tiền tiêu xài.

Kiểm tra ki-ốt phế liệu của Công, cơ quan chức năng thu được 44 bộ phụ kiện. Sau khi lấy lời, các nghi can đã được gia đình bảo lãnh về.

Đơn vị quản lý hàng rào bảo vệ lan can cho biết từ đầu năm đến nay, đoạn km 297+150 đến km 298+720 bị kẻ gian tháo trộm 102 bộ phụ kiện liên kết nối giữ hàng rào. Có khả năng đều do nhóm trộm nhí này gây ra.

Nhọc nhằn nghề bới rác đêm


Dạo quanh các con đường của thành phố Huế vào nửa khuya về sáng, điểm nhìn của chúng tôi bị níu lại bởi những người phụ nữ đi trên những chiếc xe đạp cà tàng chở theo đằng sau lỉnh kỉnh những thứ người ta mang vứt bỏ. Đêm nào cũng thế, họ hết đi ngõ ngách này đến ngõ ngách khác theo chiếc xe thu gom rác của công ty môi trường đô thị. Khi chiếc xe thu gom rác vừa dừng, lập tức một tốp phụ nữ lao đến bới, xới tìm những vật phế liệu còn dùng được ở các thùng rác đã được chuyển lên xe bằng tay không và một chiếc móc nhỏ. Một người phụ nữ dáng người nhỏ thó, một bàn tay chỉ còn 3 ngón thấy tôi chụp ảnh cười nói: "Nghề ni cực lắm! Bới xe rác cả đêm tìm thứ họ bỏ đi mà chụp ảnh làm gì!”. Chị là Hoàng Thị Sen với thâm niên làm nghề bới rác này cũng hơn 20 năm. Con mắt trũng sâu vì mệt mỏi, chị Sen bảo rằng cái nghề "bới móc” này cực lắm. Vì thứ "cơm từ rác” của thiên hạ ấy mà các chị đã lao vào vòng xoáy mưu sinh từ ngày này qua ngày khác không ngơi nghỉ. Và cũng vì thứ "cơm rác” lúc nửa đêm này mà nhiều nỗi cơ cực và cả những câu chuyện đời, chuyện nghề của các chị cứ thế được bộc bạch ra.

Nhìn các chị nhanh tay thu nhặt tất cả những gì có thể bán lại được cho người  thu mua phế liệu trước khi xe rác chuyển bánh, tôi ái ngại hỏi vì sao các chị không đi nhặt, mua đồng nát vào ban ngày để đêm về nghỉ ngơi? Các chị chỉ cười, điệu cười của người nghèo khổ và chấp nhận. Bởi đa phần những người phụ nữ nhặt đồng nát về đêm ấy đều có những hoàn cảnh éo le. Người thì chồng mất, người thì quá nghèo khổ, người thì bệnh tật nên thất nghiệp triền miên. Họ đến từ khắp các vùng ven của thành phố Huế như Phú Vang, Hương Thủy, Thuận An. Ngày nào cũng vậy, các chị phải đạp chiếc xe đạp cà tàng lên thành phố Huế từ 5 giờ chiều để bắt đầu công việc, đến khi chiếc xe chất đầy những thứ nhặt nhạnh thu vén được thì đồng hồ cũng đã điểm 1-2 giờ sáng. Thấy tôi nhìn ổ bánh mì đang ăn dở treo trên ghi đông xe đạp, chị Sen cười nói: "Khi nãy đang ăn thấy xe chở rác tới phải lao vào làm, đợi khi làm xong tui mới ăn tiếp, chứ ngồi ăn thì xe đi mất lấy đâu mà làm nữa!”. Không chỉ với chị Sen mà với nhiều người phụ nữ làm công việc này mỗi đêm với họ chỉ dám lót dạ bằng ổ bánh mì không, nếu sang hơn thì có chút thịt, chút rau trong đó và giá cả không quá 3 ngàn đồng. Mỗi đêm nhặt nhạnh cũng chỉ được chừng 30-40 ngàn đồng, họ không dám tiêu pha phung phí vì sau lưng các chị là gia đình, là những đứa con mơ được đến trường, là người chồng bệnh tật với những đơn thuốc lên đến tiền triệu mỗi tháng, là người mẹ già mong tấm áo ấm mùa đông.

Cũng là nghề đồng nát nhưng những người phụ nữ đồng nát về đêm cực khổ gấp vạn lần công việc đồng nát ban ngày, chỉ bởi vì họ không có vốn để mua phế liệu nên tối đến họ phải bới tìm từ các thùng rác, xe rác, nhặt nhạnh những thứ gì khả dĩ còn sót lại lấy công làm lời. Chính vì thế, đời họ gắn với những chiếc thùng rác, xe rác. Một chị cười gượng gạo nói: "Đời rác mà! Đâu có rác là có chúng tôi thôi! Làm nghề ni "đêm cấy, sáng gặt” sau khi thu gom xong tụi tui chở về nhà phân loại làm xong cũng tới 3-4 giờ sáng mới ngủ, sáng ra thì bán đi lấy tiền trang trải cuộc sống. Làm thì cực nhọc rứa đó mà thu nhập cũng chẳng cũng được bao nhiêu!”.

Bữa lót dạ giữa đêm để tiếp tục mưu sinh

Hiểm nguy luôn rình rập

Làm việc trong điều kiện không có những vật dụng bảo hộ, lại ở ngoài trời vào ban đêm vậy nên những người phụ nữ ấy phải chịu nhiều nguy cơ do tai nạn nghề nghiệp mang lại như các bệnh về da do tiếp xúc với các chất độc hại. Nhìn bàn tay chỉ còn lại 3 ngón của mình, chị Sen ứa nước mắt kể: "Cách đây cũng hơn tháng tui bới rác chẳng may bị tôn cắt vào tay, nhưng lúc ấy ham việc lại nghĩ không có chuyện gì nên chỉ băng bó sơ sài lại rồi làm tiếp, ai ngờ mấy ngày sau đang làm phát sốt đến ngất xỉu, may được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, tỉnh dậy thấy bàn tay mình bị cắt mất 2 ngón do vết thương bị nhiễm trùng rồi hoại tử không chữa được buộc phải cắt bỏ!”. Đó chỉ là một trong những tai nạn đơn giản mà các chị gặp phải.

Nhưng những tai nạn nghề nghiệp ấy chỉ là một phần, còn những hiểm nguy của bóng tối mới đáng sợ. Đời đồng nát về đêm phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tai nạn giao thông, thậm chí một số người còn bị "yêu râu xanh” hãm hại khi đi làm về quá khuya. Chị Sen kể: "Nhiều đêm tui đi làm về còn bị bọn say rượu sàm sỡ, châm chọc, lạng lách rồi tông vào làm tui té lăn trầy xước chân tay, bọn chúng phóng ga bỏ chạy chẳng ai đỡ dậy phải tự lết về nhà. Như tui còn đỡ, có chị còn bị mấy thằng hư hỏng nó chặn đường rồi giở trò xằng bậy nữa! Tủi cực lắm mà lúc ấy chỉ có một mình thì biết kêu ai!”. Có khi, các chị còn bị lầm tưởng là gái bán dâm đi đêm tìm mối. Chị Nguyễn Thị Vân kể rằng, cách đây mấy tháng, lúc ấy chị vừa đạp xe từ Hương Thủy lên ngang qua đoạn đường Nguyễn Huệ rồi dừng lại, bỗng đâu có hai gã đàn ông uống rượu say tưởng chị là gái bán dâm nên đứng lại trả giá. Mặc dù chị đã thanh mình rằng chị không phải là "gái”, nhưng hai gã đàn ông kia vẫn cho là chị chê ít tiền nên cứ kéo tay chị lên xe cho bằng được. Chị Vân phải kêu to rồi vùng chạy mới thoát được.

Chị Hòa trong đêm mưu sinh

Thế nhưng, bên cạnh những hiểm nguy rình rập ấy, các chị vẫn có một niềm tin để hy vọng đó là gia đình nhỏ bé của mình, là những đứa con với tương lai rạng ngời. Chị Đỗ Thị Hòa, người cùng làng với chị Sen chia sẻ: "Nhờ nghề này mà tui nuôi được 2 đứa con học đại học. Từ khi các con lên thành phố Huế học đại học, tối đến tui cũng lên đây kiếm sống để kiếm tiền lo cho sắp nhỏ. Đến nay tui vẫn nói với con tôi rằng, nhờ đời đồng nát mà nuôi các con ăn học nên người cả đấy! Nghĩ cũng tủi thân lắm khi tối tối thấy nhà người ta sum họp, còn mình phải đi bới rác kiếm ăn mà tủi thân ứa nước mắt, nhưng nghĩ lại thôi kệ, hy sinh đời mình để đời con có tương lai. Nghĩ thế cũng thấy đỡ tủi!”. Không chỉ chị Hòa, chị Sen mà với nhiều chị em khác, chính những đồng tiền chắt chiu từ đống phế liệu kia đã nuôi biết bao người con khôn lớn, đứa vào đại học, đứa thành tài, đứa lập nghiệp, đứa dựng vợ gả chồng. Nhờ đó mà họ càng nâng niu, trân trọng giá trị của cuộc sống hơn. Theo mỗi vòng bánh xe, trong cuộc mưu sinh khắc nghiệt ngày hôm nay, bỏ đằng sau những vất vả, mỗi người phụ nữ đồng nát về đêm vẫn tìm thấy niềm vui. "Hạnh phúc là được nhìn thấy con cái trưởng thành, dù có phải làm bất cứ công việc gì, miễn là chính đáng bằng mô hôi, công sức, khó khăn gian khổ đến mấy rồi cũng sẽ vượt qua!” các chị đều tâm niệm như thế.

Chia tay với chị Sen, chị Hòa, chị Hạnh và nhiều chị em khác khi đã 2 giờ sáng, các chị chỉ kịp nói lời chào và không quên để lại nụ cười đằng sau đống phế liệu nặng oằn mưu sinh. Màn đêm ngày càng tĩnh mịch, cuộc đời của người phụ nữ đồng nát về đêm tuy cực nhọc nhưng vẫn nhen nhóm những tương lai. Đêm bớt se lạnh hơn khi cuộc mưu sinh một ngày kết thúc bằng những giọt mồ hôi nhễ nhại chảy trên khuôn mặt đen nám vì bụi bẩn của những người phụ nữ đồng nát về đêm, tôi vẫn thấy các chị cười, nụ cười rực sáng dưới ánh đèn khuya…

Thu mua phế liệu giá cao

Doanh Nghiệp Tư Nhân Thế Kiệt chuyên Thu mua phế liệu giá cao,Thu mua đồng phế liệu, Thu mua nhôm phế liệu, Thu mua inox phế liệu, Thu sắt mua phế liệu...Nếu các bạn đang có nhu cầu thanh lý phế liệu mà chưa chọn được đơn vị nào UY TÍN đáng tin cậy.Hay các bạn đang phân vân tìm đơn vị thu mua phế liệu  có giá cao tận gốc không thông qua cò lái.Hãy đến với chúng tôi chúng tôi sẻ giúp bạn thanh lý với giá tốt nhất.Vì công ty chúng tôi thu mua phế liệu về để tái chế tái sử dụng. Nhà máy đặt trực tiếp tại quận 7.Nên các bạn hãy yên tâm về giá thành.Chúng tôi cam kết về giá cho các bạn.Hãy gọi cho chúng tôi để thanh lý nhanh và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các bạn.



Thu mua đồng phế liệu


Thu mua inox phế liệu


Thu sắt mua phế liệu


Thu mua nhôm phế liệu

GIÁM ĐỊNH – GIÁ CẢ – THANH TOÁN Chúng tôi đã trải nghiệm thực tế qua nhiều loại hàng hóa. Việc giám định luôn được chuẩn xác cho từng lô hàng, loại hàng. Sau khi trao đổi thông tin về hàng hóa, chúng tôi sẽ cho nhân viên đến khảo sát lượng hàng và đưa ra giá thu mua tốt nhất, sát giá thị trường hàng ngày. Chúng tôi sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Quý khách trước khi tự tháo dỡ hoặc vận chuyển ra khỏi nơi thu mua. Thu mua phế liệu tất các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, lễ