Đó là những phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến tại Hội thảo "Tăng cường năng lực kiểm soát buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức tại Hà Nội ngày 6-10-2014.
Ông Bùi Cách Tuyến cho biết, hiện tượng vận chuyển bất hợp pháp chất thải và hóa chất xuyên biên giới diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Riêng với chất thải điện tử, ước tính hàng năm có khoảng 1 triệu tấn được xuất khẩu bất hợp pháp sang các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Do vậy nhu cầu cấp thiết hiện nay là việc tìm ra các biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán bất hợp pháp chất thải và hóa chất xuyên quốc gia thu mua phế liệu .
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường quy định cấm NK chất thải. Tuy nhiên vẫn còn một số loạt phế liệu đã được làm sạch, được phép NK làm nguyên liệu sản xuất. Lợi dụng việc làm này, nhiều doanh nghiệp đã NK bất hợp pháp chất thải vào Việt Nam dưới hình thức khai báo là phế liệu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm không khí và NK phế liệu- Cục Kiểm soát ô nhiễm, thương nhân trực tiếp NK phế liệu phải đáp ứng được các điều kiện như có kho bãi riêng, đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường; công nghệ, thiết bị tái chế; có phương án, giải pháp xử lý phế liệu NK đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quá trình sản xuất được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời, thương nhân NK ủy thác phải có hợp đồng ủy thác đáp ứng yêu cầu.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 256 doanh nghiệp NK có sử dụng phế liệu. Trong đó có 153 doanh nghiệp NK phế liệu trực tiếp phục vụ sản xuất; 103 doanh nghiệp NK ủy thác. Riêng năm 2013, tổng khối lượng phế liệu NK khoảng 10,84 triệu tấn (tăng gấp 3 lần so với năm 2012), trong đó tập trung vào các nhóm phế liệu: Sắt thép (2,548 triệu tấn); giấy phế liệu (4,282 triệu tấn), nhựa (1,604 triệu tấn); xỉ cát (56.422,2 tấn); đồng phế liệu (21.548 tấn); nhôm (886.186 tấn); phê liệu khác (1,466 triệu tấn).
Năm 2013, các địa phương NK phế liệu có số lượng lớn gồm: Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ. Nguồn phế liệu chủ yếu được NK từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Canada, Hồng Kông, Thái Lan…
Ông Bùi Cách Tuyến cho biết thêm, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát và đưa ra những quyết định xử lý kịp thời, nhưng các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận vẫn cố tình NK bất hợp pháp những lô hàng máy móc không đạt yêu cầu, chất thải nguy hại vào Việt Nam, thậm chí còn trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện. Các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường đã bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ gồm: Phế liệu sắt, thép, nhựa, đồng, nhôm chưa được làm sạch; giấy, cao su, silicon, nilon, máy móc, thiết bị cũ lạc hậu hoặc có chứa chất thải nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí toàn bộ lô hàng là chất thải nguy hại… phần lớn NK qua tuyến cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố: TP. HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động NK bất hợp pháp chất thải và hóa chất vào Việt Nam, trước tiên các cơ quan liên quan cần nắm rõ và thực thi hiệu quả các Công ước quốc tế, cũng như các quy định quốc gia về môi trường, coi đây là các biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân. Làm được điều này phụ thuộc nhiều cơ quan thực thi ở cấp trung ương, địa phương, trong đó có lực lượng Hải quan, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Sơ Tài nguyên và Môi trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét